loader image

Bến Tre nâng cấp Khu lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định

Sáng 23/9, tại Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định (xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre đã phối hợp với UBND huyện Giồng Trôm và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ khởi công công trình chỉnh trang, nâng cấp Khu lưu niệm.

Các đại biểu thực hiện nghi thức động thổ công trình chỉnh trang, nâng cấp Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định.
Các đại biểu thực hiện nghi thức động thổ công trình chỉnh trang, nâng cấp Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định.

Công việc tập trung vào việc chỉnh trang đền thờ; cải tạo nhà đón tiếp, nhà bia, nhà trưng bày, cổng tường rào, nhà dừa; sửa chữa nhà vệ sinh hiện trạng; lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng ngoài trời; cải tạo tổng thể sân nền, bồn hoa, hệ thống thoát nước. Cùng với đó là  chỉnh trang lại nhà làm việc của Thiếu tướng Nguyễn Thị Định, Phó Tư lệnh quân giải phóng miền Nam Việt Nam ở Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tại Khu lưu niệm; cải tạo các hạng mục phụ trợ và lắp đặt trang thiết bị cần thiết. Tổng mức đầu tư là hơn 12 tỷ đồng do Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng DonaCoop hỗ trợ và trực tiếp thi công.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Thị Bé Mười cho biết, công trình chỉnh trang, nâng cấp Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định nhằm tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn, tri ân sâu sắc người con ưu tú của quê hương, cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Từ đó, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, và nhân dân trong hoạt động “đền đáp nghĩa”. Sau khi hoàn thành, đền thờ Nữ tướng Nguyễn Thị Định sẽ là tiếp tục là “địa chỉ đỏ” của Bến Tre; góp phần quan trọng trong việc phát triển văn hóa, xã hội và kinh tế của địa phương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Thị Bé Mười phát biểu tại lễ khởi công.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Thị Bé Mười phát biểu tại lễ khởi công.

Bà Nguyễn Thị Định là nữ tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Tư lệnh quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, người con ưu tú của quê hương Bến Tre Đồng Khởi. Bà đã trở thành huyền thoại, tiêu biểu cho phụ nữ miền Nam thành đồng đất thép “anh hùng – bất khuất – trung hậu – đảm đang”; đồng thời là điển hình mẫu mực cho phụ nữ Việt Nam. Với 72 năm tuổi đời, 56 năm hoạt động cách mạng kiên cường, bà suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ. Bà là người lãnh đạo có uy tín, được nhân dân, chiến sỹ và phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế kính trọng; tấm gương sáng trao truyền những giá trị tốt đẹp cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Tưởng nhớ, tôn vinh những đóng góp to lớn của bà, Bến Tre đã xây dựng Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định và đưa vào hoạt động từ tháng 12/2003 tại ấp Phong Điền (xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm) với tổng diện tích 15.000 m2 bao gồm các hạng mục: Nhà bia, đền thờ, phòng trưng bày, phòng chiếu phim tư liệu, nhà dừng chân, ngôi nhà làm việc của Nữ tướng Nguyễn Thị Định. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm khai thác phục vụ người dân và du khách, một số hạng mục đã xuống cấp cần được chỉnh trang và nâng cấp.

Dưới đây là 1 số hình ảnh tại Khu lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định

Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định là điểm về nguồn vô cùng ý nghĩa tại tỉnh Bến Tre
Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định là điểm về nguồn vô cùng ý nghĩa tại tỉnh Bến Tre
Chân dung Cô Ba Định - Vị nữ tướng sống trọn một đời với non sông Tổ quốc
Chân dung Cô Ba Định – Vị nữ tướng sống trọn một đời với non sông Tổ quốc
Khuôn viên khu lưu niệm được trồng rất nhiều cây xanh
Khuôn viên khu lưu niệm được trồng rất nhiều cây xanh
Nhà bia nằm ngay sau cổng tam quan
Nhà bia nằm ngay sau cổng tam quan
Đền thờ với các họa tiết trang trí tinh xảo
Đền thờ với các họa tiết trang trí tinh xảo
Bàn thờ đặt tượng Nguyễn Thị Định bằng đồng trong trang phục áo bà ba và khăn rằn quấn quanh cổ
Bàn thờ đặt tượng Nguyễn Thị Định bằng đồng trong trang phục áo bà ba và khăn rằn quấn quanh cổ
Phòng trưng bày tư liệu và các hiện vật mà Cô Ba từng sử dụng
Phòng trưng bày tư liệu và các hiện vật mà Cô Ba từng sử dụng

Để lại một bình luận